Nhập niết bàn là gì? | Có những hình thức nhập niết bàn nào?

Nhập niết bàn là gì? | Có những hình thức nhập niết bàn nào?

Nhập niết bàn là một cụm từ đã rất quen thuộc trong giáo lý Phật giáo. Tuy nhiên, cũng có người cho rằng, niết bàn chỉ là một cảnh giới được tạo ra bởi trí tưởng tượng của con người, hay nói cách khác là không có thực. Vì vậy, để hiểu rõ hơn về nhập niết bàn là gì? Niết bàn có thật hay không? Làm thế nào để đạt được cảnh giới niết bàn? Bạn hãy cùng mình theo dõi chi tiết bài viết dưới đây.

Nhập niết bàn là gì?

Nhập niết bàn hiểu đơn giản là trạng thái trái ngược hoàn toàn với thế giới phàm tục, cảnh giới cao nhất mà bất cứ nhà tu hành nào cũng mong muốn tiến đến. Theo đó, niết bàn có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau tùy góc nhìn mỗi người. 

Theo giáo lý Phật pháp, niết bàn là sự giải thoát của các bậc đắc đạo. Theo quan điểm đạo đức, thì niết bàn lại là hành động diệt tham - sân - si. Trong khi đó, theo tâm lý học, thì niết bàn sẽ là sự xóa bỏ bản ngã, không trói buộc. Đạt được cảnh giới niết bàn, tức là con người đã tự giải thoát được nỗi khổ đau của chính mình, chấp nhận từ bỏ cuộc sống hồng trần để đến nơi an yên, thanh tịnh, không vướng bận điều gì.

Nhập niết bàn là gì

Nhập niết bàn gồm những hình thức nào?

Nhập niết bàn là gì? Nhập niết bàn đồng nghĩa với việc thoát khỏi những nỗi khổ đau, ràng buộc của luân hồi sinh tử. Tuy nhiên, trình độ giác ngộ là khác nhau, nên trong Phật giáo sẽ chia ra bốn thứ Niết bàn như sau:

Niết bàn hữu dư y

Niết bàn hữu dư y là niết bàn ở trạng thái mà con người đã đạt được cảnh giới dứt sạch phiền não, vọng tưởng ba cõi. Tuy nhiên, trong thâm tâm vẫn còn nghiệp báo dư thừa.

Niết bàn vô dư y

Niết bàn vô dư y, trạng thái này có nghĩa là con người đã dứt sạch được phiền não hữu lậu, và cũng không mang thân của nghiệp báo trước.

Niết bàn tự tánh

Niết bàn tự tánh là trạng thái vốn sẵn của chúng sanh mà không phải tu tập mới đạt được. Điều này cũng giống như thâm tâm trong sạch, không cần phải rèn giũa mới có.

Niết bàn vô trụ xứ

Niết bàn vô trụ xứ là trạng thái khi các vị Bồ Tát giác ngộ, giáo hóa chúng sanh trong lục đạo và lấy sự sinh tử của chúng sanh làm cảnh giới đắc đạo. Tuy có sự hy sinh, vào sinh ra tử, nhưng không phải lúc nào các vị cũng tự tại, vô ngại. 

Nhập niết bàn gồm những hình thức nào

Ý nghĩa nhập niết bàn trong Phật giáo

Đạt được cảnh giới Niết bàn không phải là sự kết thúc của sinh mệnh. Niết bàn là điểm kết thúc, nhưng cũng là sự khởi đầu. Kết thúc tham - sân - si, sinh - lão - bệnh - tử, và bắt đầu một khởi đầu mới chính là thoát khỏi lục đạo luân hồi. Đó cũng chính là cảnh giới cao nhất mà hầu hết các chúng sanh, Phật tử đều hướng đến khi nguyện ước thác về cõi Phật và thọ mệnh dài lâu.

Trong cuộc sống, việc đạt được cảnh giới thiết bàn thực sự rất khó. Tuy nhiên, con người vẫn có thể dựa vào những triết lý này để rửa sạch thâm tâm, tu hành chính đạo. Kiểm soát tâm trí, điều hòa tứ đại cũng chính là cách để rời xa những cám dỗ, ác nghiệp sân si, từ đó tiêu diệt ý nghĩ xấu, si mê, sân hận trong tâm trí. Tu tập hàng ngày, các Phật tử cũng luôn ghi nhớ lời dạy của Đức Phật, kiểm soát thân tâm của mình để cuộc sống an lạc hơn mỗi ngày.

*Từ ngàn xưa, trầm hương đã được dùng để xông đốt khi thiền định, tụng kinh, hoặc dâng hương, cúng lễ trong các nghi thức quan trọng. Phật tử khắp nơi trên thế giới còn sử dụng chuỗi tràng hạt trầm hương như một vật phẩm để tụng kinh niệm phật. Mùi hương thanh tao, ấm áp cùng năng lượng mạnh mẽ tỏa ra từ trầm giúp Phật tử tịnh tâm, thư thái, không gian đậm chất thiền định và dễ đi vào trạng thái tu tập.

Ý nghĩa nhập niết bàn trong Phật giáo

Thể nghiệm như thế nào để biết đắc niết bàn?

Đức Phật dạy rằng, để đắc được niết bàn, không phải tìm ở đâu xa. Bởi lẽ, niết bàn không phải là thực tế mà chúng ta có thể nhìn thấy, chạm thấy hay nghe thấy. Nói cách khác, thì niết bàn là một khái niệm phi thời gian, phi không gian và rất vô định.

Niết bàn có thể được tìm thấy trong thâm tâm mỗi người. Mười phương Chư Phật, chư vị Bồ Tát, các Đức Thánh Hiền chứng đắc niết bàn. Do đó, những ai muốn chứng nghiệm niết bàn, thì tâm phải thanh tịnh, tinh tấn thực hiện Giới - Định - Tuệ (ba pháp tu tam vô lậu học), thì mới có thể đạt đắc được niết bàn, thể nhập niết bàn.

Vạn vật không ngừng thay đổi, chúng sanh nếu còn vương vấn cõi đời, thì khó có thể thoát ra khỏi vòng tròn luân hồi nhân quả. Giải thoát cũng chính là khi con người ngừng tạo nghiệp, không tham sân si, không màng danh lợi. Con đường đến với niết bàn cũng sẽ mở ra khi bạn nhận thức được vạn vật vô thường, vô ngã, vô định. Hãy tự tu tâm tích đức, rèn luyện đúng chánh Pháp, thì chính bạn sẽ đạt được cảnh giới niết bàn ở trong tâm chứ không ở đâu khác.

Thể nghiệm như thế nào để biết đắc niết bàn

Những câu hỏi liên quan đến nhập niết bàn

Thực tế, không chỉ đạo Phật, mà ở những đạo khác, khái niệm nhập niết bàn vẫn tồn tại, tuy nhiên sẽ có nhiều cách biểu thị khác nhau. Để hiểu rõ hơn về niết bàn, bạn có thể tham khảo thêm một số thông tin hữu ích dưới đây:

Cõi niết bàn ở đâu?

Theo quan niệm Phật giáo, chỉ khi một chúng sanh đã đạt được cảnh giới Vô Dư Niết Bàn và chứng bởi La Hán, thì mới được coi là niết bàn. Niết bàn sẽ tồn tại ngay trong tâm trí mỗi chúng ta chứ không ở đâu xa, nên thường thì Phật tử sẽ chọn một cuộc đời tu hành để đạt được cảnh giới này.

Đức phật nhập niết bàn như nào?

Đức Phật niết bàn vào ngày rằm tháng 2 âm lịch, năm 554 trước Công Nguyên. Mỗi năm vào ngày này, Phật tử khắp nơi thường sẽ tổ chứng lễ Phật nhập niết bàn để tưởng nhớ Đức Phật, răn theo lời Phật dạy và những triết lý, công hạnh Phật để lại cho đời sau. Tuy vậy, niết bàn cũng không phải là sự kết thúc của sinh mạng.

Nơi Đức phật nhập niết bàn?

Theo nhiều sử sách ghi lại, thì nơi Đức Phật nhập niết bàn chính là Thánh tích Kushinagar, tọa lạc ở thành Kushinagar, tiểu bang Utta Pradhesh của Ấn Độ. Trước đó, sau gần 50 năm đi thuyết pháp khắp nơi, Đức Phật đã tuyên bố với đại chúng Tỳ Kheo rằng: 3 tháng sau người sẽ nhập niết bàn tại rừng cây Ta La của thành cổ Kushinagar.

Đức phật nhập niết bàn từ năm bao nhiêu tuổi?

Đức Phật Thích Ca đã trải qua thời gian dài thành đạo, thuyết pháp và sau đó nhập niết bàn vào năm người 80 tuổi. Thời điểm này, người đã hoàn tất sứ mệnh truyền dạy chân lý và đạo đức, giúp chúng sanh khai ngộ, hướng thiện và nhận ra nhiều ý nghĩa tốt đẹp trong cuộc sống.

Phật tử niết bàn đeo vòng trầm được không?

Nếu bạn đang băn khoăn, liệu rằng Phật tử khi niết bàn có thể đeo vòng trầm được không, thì câu trả lời là “Có”. Bởi thực tế, vòng trầm không chỉ đơn thuần là món phụ kiện trang sức thông thường, mà còn được xem như pháp bảo, hỗ trợ Phật tử tịnh tâm và tu tập rất tốt, đặc biệt là chuỗi vòng trầm hương 108 hạt. 

Trong Phật học, con số 108 (tức 108 hạt) tượng trưng cho 108 phiền não của con người, ngụ ý mong cầu sẽ dứt hẳn 108 kết nghiệp, không phân tâm, không tán loạn, cũng không còn bị ảnh hưởng bởi tham - sân - si, một lòng tu tập trên con đường đắc hạnh niết bàn.

Chuỗi vòng trầm hương 108 hạt

Tổng kết

Tóm lại, bài viết là những giải đáp cụ thể, giúp bạn gỡ rối những băn khoăn “nhập niết bàn là gì”, ý nghĩa nhập niết bàn, cũng như cách để chứng nghiệm. Phật pháp vô cùng vi diệu, nhiều kiến thức mênh mông, vô tận để con người khám phá. Vậy nên, để hiểu rõ hơn về Phật pháp, bạn hãy truy cập và theo dõi blogs Cung Trầm để khám phá thêm nhiều kiến thức hữu ích khác.

------------------

CUNG TRẦM GALLERY BY TRẦM THIỆN TÂM - TINH HOA TRẦM VIỆT

🌏 Hotline: 08767.33333 | 0877.999.666

🌏 Website: tinhhoatramviet.com

📧 Email: info@tramthientam.com.vn

🏠Địa chỉ: Lô TT02-15, KĐT HD Mon, Nam Từ Liêm, Hà Nội

⏰ Giờ mở cửa: 8h00 - 22h00

Đang xem: Nhập niết bàn là gì? | Có những hình thức nhập niết bàn nào?

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng
article