Ngũ lực là gì? Sự liên kết giữa ngũ lực và ngũ căn trong Phật

Ngũ lực là gì? Sự liên kết giữa ngũ lực và ngũ căn trong Phật

Trong Phật pháp, ngũ lực là một trong những phương pháp “quý báu” giúp người tu tập có thể từ địa vị phàm tu đến tu thành chính quả. Tuy nhiên, để giải nghĩa ngũ lực thực tế là gì? gồm những gì? hay mối quan hệ giữa ngũ lực và ngũ căn như thế nào? thì không phải ai cũng biết. Để giải đáp chính xác những thắc mắc này, bạn hãy cùng Cung Trầm Gallery khám phá chi tiết qua bài viết dưới đây.

Ngũ lực là gì? Gồm những gì?

Ngũ lực hiểu đơn giản, thì là năm loại sức mạnh vĩ đại trong tu tập. Ngũ lực giúp chúng ta loại bỏ tà niệm, những lo âu, vô minh, phiền não, thay vào đó là an trú trong Chánh Niệm, dễ dàng vượt qua được những trở ngại trên con đường giác ngộ tu tập. Cụ thể, thì ngũ lực sẽ bao gồm những loại sức mạnh sau: 

Tín lực là gì?

Tín lực (tiếng Phạn là śraddhābala), tức là sức mạnh do Tín căn sinh ra. Khi bước vào quá trình tu tập, cũng có thể nói yếu tố “tiên quyết” trên con đường giác ngộ của Phật tử chính là tín lực. Niềm tin chân chính chứ không mù quáng, cũng không hão huyền theo các học thuyết Phật giáo mà không có bằng chứng xác thực.

Niềm tin, sự tự tin vào bản thân, biết rằng sẽ giúp bạn vượt qua những trở ngại thực tế. Nhưng sự tin tưởng này, không đồng nghĩa với việc chấp nhận hoàn toàn các giáo lý Phật giáo bạn chưa trải nghiệm. Thường thì, chúng ta nên trải nghiệm lời dạy như một hành động cân bằng giữa đức tin và sự nghi ngờ, dù hoang mang nhưng vẫn sẵn sàng đối mặt để phát triển cái nhìn sâu sắc của riêng bạn thay vì che đậy đi sự thiếu hiểu biết.

Ngũ lực là gì

Tấn lực là gì?

Tấn lực (tiếng Phạn là viryabala), tức thần lực của đức tinh tấn. Hay nói cách khác, thì sức mạnh do tấn căn phát sinh. Sức mạnh này có thể là tinh thần, cũng có thể là thể chất. Mọi sự nỗ lực, cố gắng, không ngại khó khăn, gian khổ sẽ giúp phá bỏ đi mọi hủ tục mê tín, mạnh mẽ tiến bước trên con đường tu tập, giải pháp nỗi khổ đau.

Theo đó, bạn cần phải hiểu rõ những vấn đề gây ra sự mệt mỏi trong tu tập, chứ không nhất thiết phải xa lánh chúng. Vì đơn giản, hoàn cảnh (bối cảnh) bạn trải qua cũng giống như tay và chân, chúng xuất hiện để vun đắp, phục vụ cho việc tu tập của bạn.

Niệm lực là gì?

Niệm lực (tiếng Phạn là smṛtibala), tức thần lực sinh ra từ Niệm căn. Sức mạnh của chánh niệm giúp chúng ta phá vỡ những thói quen, tách ta ra khỏi mọi thứ hỗn độn đang diễn ra xung quanh. Từ đó, nhận thức rõ ràng về thân và tâm trí ở thời điểm hiện tại, đưa ra những cách đón nhận, xử lý mới mẻ hơn thay vì dựa theo những kinh nghiệm, thành khiến đã được tập kết từ trước đó. 

Tóm lại, khi chúng ta học được cách nhìn nhận mọi thứ trực tiếp, không để cho tà niệm lấn át chánh niệm, kiên trì với mọi thứ, thì cũng là lúc niệm lực tăng trưởng.

Niệm lực là gì

Định lực là gì?

Định lực (tiếng Phạn là samādhibala), tức thần lực sinh ra từ Định căn. Sức mạnh của chánh định sẽ giúp tăng khả năng tập trung trong quá trình tu tập, tăng sự nhất quán, nhất tâm để chuẩn bị tâm trí cho sự giác ngộ quan trọng. Ở một khía cạnh khác, thì Samadhi còn liên quan đến thiền định, 4 giai đoạn của sự hấp thụ: Sơ Thiền - Nhị Thiền - Tam Thiền - Tứ thiền.

Tuệ lực là gì?

Tuệ lực (tiếng phạn là prajñābala), tức thần lực sinh ra từ Tuệ căn. Sức mạnh của tuệ lực đến từ sự sáng suốt, nhìn nhận rõ bản chất của sự vật, sự việc, chứ không đến từ việc giải thích dựa trên nền tảng tri thức, ngôn từ, hay lý luận suông. Theo đó, sử dụng trí tuệ trừ vô minh sẽ là cách hữu ích để tâm trí sáng suốt, giấc ngộ hoàn toàn.

Ngũ căn và ngũ lực trong Bát Chính Đạo

Mối quan hệ giữa ngũ lực và ngũ căn trong Phật giáo?

Tổng quan, thì ngũ lực là năm loại sức mạnh có được nhờ vào ngũ căn tăng trưởng, sinh ra trong lúc Phật tử tu tập. Hay nói một cách khác đơn giản hơn, ngũ căn như năm cánh tay của người tu tập, căn ngũ lực chính là sức mạnh của năm cánh tay ấy. Ngũ căn có nền tảng sinh trưởng tốt, thúc đẩy thiện nghiệp, thì ngũ lực sẽ giúp tăng thêm sức mạnh để chặn đứng và tiêu diệt các thế lực vô minh, tham sân si mạn nghi, bất thiện,.... 

Bất kể người nào, hễ đã lấy trí làm nền tảng, tinh tấn thực hành chánh pháp, hằng ghi chánh pháp để tu tập, tập trung tư tưởng để đoạn trừ vô minh, phiền não, thì đều sẽ thu được trong tay kết quả tốt đẹp. Bởi, người ấy đã có ngũ lực vĩ đại do ngũ căn gây tạo, có đầy đủ ý chí, phương tiện để đi đến đích cuối cùng, giải thoát và hoàn toàn giác ngộ.

*Thực tế thì, tu tập không hề đơn giản. Để tâm thanh tịnh, an yên, không lo toan, muộn phiền, không sinh hờn giận tủi, không tham sân si, vô minh, ác nghiệp thì lại càng khó. Theo đó, nếu trong quá trình tu tập, bạn không thể tập trung, thì hãy xông trầm để thả lỏng tâm trí và tìm kiếm sự tĩnh lặng từ sâu bên trong. 

Xông đốt trầm hương giúp tăng khả năng tập trung khi thiền định

Hương trầm dịu nhẹ, ấm áp sẽ giúp tạo ra một không gian an tĩnh, thanh tịnh, giúp bạn tăng cường khả năng tập trung khi thiền định. Bên cạnh đó, chuỗi vòng trầm hương 108 hạt cũng là một lựa chọn rất “hoàn hảo”, vừa là vật phẩm có khả năng tăng cường sự tập trung, tạo không gian thư thái, vừa có thể sử dụng như chuỗi tràng trong quá trình Phật tử tu tập.

Tổng kết

Tóm lại, có thể nói rằng, ngũ lực là 5 yếu tố rất quan trọng trong tâm của mỗi người khi thực hiện bất cứ điều gì. Năm sức mạnh vĩ đại của những điều thiện lành sẽ giúp bạn đạt được cảnh giới của sự an lạc, hạnh phúc, anh minh trên con đường giác ngộ, thoát khỏi nỗi khổ đau và vô minh. Hãy trực tiếp để lại lời nhắn nếu bạn vẫn còn thắc mắc, Cung Trầm Gallery sẽ hỗ trợ bạn trong thời gian sớm nhất.

------------------

CUNG TRẦM GALLERY BY TRẦM THIỆN TÂM - TINH HOA TRẦM VIỆT

🌏 Hotline: 08767.33333 | 0877.999.666

🌏 Website: tinhhoatramviet.com

📧 Email: info@tramthientam.com.vn

🏠Địa chỉ: Lô TT02-15, KĐT HD Mon, Nam Từ Liêm, Hà Nội

⏰ Giờ mở cửa: 8h00 - 22h00

Đang xem: Ngũ lực là gì? Sự liên kết giữa ngũ lực và ngũ căn trong Phật

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng
article