Rút chân nhang vào ngày nào thì tốt? | Điều đại kỵ nên biết

Rút chân nhang vào ngày nào thì tốt? | Điều đại kỵ nên biết

Trong văn hóa, tín ngưỡng của người Việt, thì bàn thờ là một nơi vô cùng linh thiêng, là nơi ngự trụ của các đấng Thần linh, ông bà Tổ tiên, cũng như nơi để con cháu có thể dâng hương, bày tỏ sự thành kính, biết ơn và tri sâu sắc gửi đến đấng bề trên. Chính vì vậy, mà việc dọn dẹp bát hương, rút tỉa chân nhang dịp cuối năm từ lâu đã trở thành thói quen của nhiều gia đình Việt.  Vậy rút chân nhang vào ngày nào thì tốt, gia đình gặp nhiều may mắn, đón tài lộc cả năm? Khi rút chân nhang cần tránh những điều đại kỵ gì? Bạn hãy cùng Cung Trầm tìm hiểu chi tiết qua nội dung bài viết dưới đây.

Tại sao cần phải rút/tỉa chân nhang?

Theo quan niệm phong thủy, thì bàn thờ là nơi hội tụ linh khí đất trời, không gian tâm linh gắn kết giữa thế giới hiện tại và tâm linh. Hay nói cách khác, có thể hiểu theo quan niệm mà cha ông để lại là “âm phù, dương trợ”, thể hiện sự tôn trọng, thờ kính và biết ơn của con cháu. 

Việc thực hiện thắp hương, dâng lễ thường diễn ra vào những ngày lễ Tết, mùng 1, tuần rằm, hoặc giỗ cúng hàng năm,.... . Tuy nhiên, theo thời gian dài và liên tục, thì lượng chân nhang sẽ ngày càng nhiều, chồng chéo và tàn rụng lả tả xung quanh bát hương. 

Ngoài ra, bát hương đầy cũng có thể làm cản trở quá trình lưu thông khí tài, ảnh hưởng trực tiếp đến vận mệnh của gia chủ. Hương đầy, tàn nhang rơi xuống cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cháy nổ, không chỉ vậy còn tạo cảm giác rườm rà, bừa bộn, không đúng theo yêu cầu gọn gàng, sạch sẽ ở nơi linh thiêng, thanh tịnh. Do đó, việc tỉa chân nhang là một điều rất cần thiết phải làm.

Tại sao cần phải tỉa chân nhang

Rút chân nhang vào ngày nào thì tốt?

Cũng bởi quan niệm từ xa xưa, bàn thờ là nơi trang nghiêm và có sự linh thiêng rất lớn, phương tiện giao kết giữa thế giới hiện tại và tâm linh, nên làm bất cứ điều gì, tỉa chân nhang hay cúng lẽ, mọi người đều rất cẩn thận khi xem xét ngày, giờ.

Vậy rút chân nhang vào ngày nào thì tốt? Thực tế thì, ngày nào bạn cũng có thể tiến hành rút tỉa chân nhang. Bởi đơn giản, những nơi linh thiêng như đền chùa, nhà thờ họ,.... số lượng hương cắm mỗi ngày đều rất nhiều, nên nhà chùa hầu như sẽ tỉa chân nhang mỗi ngày để tránh quá tải, tránh tàn nhang rụng nhiều khiến không khí ngột ngạt, bí bách.

Tuy nhiên, cũng tùy theo quan niệm của từng vùng miền, mà nghi thức rút chân nhang sẽ diễn ra vào những thời điểm khác nhau. Thường thì, các cụ sẽ tiến hành tỉa chân nhang vào ngày 23 tháng Chạp (tức ngày ông Công ông Táo). Nhưng vì cuộc sống nhiều lo toan, bộn bề, nên đa phần mọi người sẽ thực hiện nghi thức này sau ngày cúng ông Công ông Táo, hoặc các ngày từ 24 - 30 tháng Chạp ở dịp cuối năm.

Rút chân nhang vào ngày nào thì tốt

Cách lau dọn bàn thờ, rút tỉa chân nhang dịp cuối năm

Việc lau dọn bàn thờ, hay rút tỉa chân nhang cũng cần tuân theo một số nguyên tắc nhất định, cụ thể:

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết:

  • Hoa quả, bánh trái cúng tùy tâm

  • Rượu gừng 

  • Khăn lau sạch

Bước 2: Trước khi dọn dẹp, gia chủ hãy bày biện hoa quả cúng lên bàn thờ, thắp 1 nén nhang và khấn xin gia tiên, thần linh hộ pháp để được dọn dẹp, rút tỉa chân nhang.

Bước 3: Khi hương tàn hết thì bắt đầu tiến hành dọn dẹp.

Bước 4: Lần lượt hạ các đồ thờ cúng trên bàn thờ xuống để lau chùi sạch sẽ. Tuy nhiên, bát hương tuyệt đối không được hạ và di chuyển, thay vào đó lau sạch trực tiếp trên bàn thờ.

Bước 5: Dùng khăn sạch tẩm rượu để lau dọn bàn thờ, đồ thờ cúng, tiếp đó dùng 1 chiếc khăn sạch khác để lau khô lại lần 2.

Bước 6: Bao sái để rút tỉa chân nhang, tránh bát hương xê dịch.

Bước 7: Sắp xếp lại đồ cúng trên bàn thờ, thay nước mới, rượu mới và chum gạo muối mới (nếu có).

Bước 8: Khấn xin thỉnh thần linh về, báo cáo các ngài con đã xong việc.

Cách lau dọn bàn thờ, rút tỉa chân nhang dịp cuối năm

Một số câu hỏi liên quan đến việc rút tỉa chân nhang

Rút chân nhang là một trong những nghi thức quan trọng, cũng bởi vậy mà các gia chủ luôn có rất nhiều băn khoăn cần giải đáp, thực hiện như thế nào cho đúng để tránh đại kỵ. Theo đó, dưới đây là một số câu hỏi nổi bật nhất:

Phụ nữ rút chân nhang được không?

Trước kia, khi những quan niệm cổ hủ của một xã hội phụ hệ (trọng nam khinh nữ) còn tồn tại, người phụ nữ luôn bị xem nhẹ. Mọi người cho rằng, chỉ có nam giới mới có thể kết nối được với Thần linh, ông bà Tổ tiên, mới được chọn là người tế tự, thờ cúng, còn nữ giới nếu thực hiện việc này sẽ chỉ kéo theo ma quỷ, những điều không may.

Tuy nhiên, dưới góc nhìn Phật giáo, thì nam hay nữ đều bình đẳng, đều có thể thờ cúng. Bởi vậy, việc phụ nữ lau dọn bàn thờ, thắp hương hay rút tỉa chân nhang là điều rất bình thường. Kể cả khi đến kỳ kinh nguyệt, phụ nữ vẫn có thể thắp hương, cúng lễ Phật giáo, miễn sao thân thể được giữ gìn, vệ sinh sạch sẽ.

Ai là người phù hợp để tỉa chân nhang?

Về cơ bản, người phù hợp để tỉa chân nhang thường sẽ là chủ nhà, hoặc người đảm nhận vai trò quan trọng các nghi lễ thờ cúng. Tuy nhiên, dù là ai tỉa chân nhang, thì trước khi tiến hành, người đó đều phải vệ sinh sạch sẽ tay chân, quần áo gọn gàng và thái độ nghiêm túc, tránh phạm phải những điều đại kỵ khi rút chân nhang.

Rút/Tỉa chân nhang nên để lại mấy chân?

Khi rút tỉa chân nhang, thường thì sẽ có 3 chân nhang được để lại, ngụ ý tiếp nối, tượng trưng cho Tam Bảo (Phật - Pháp - Tăng). Tuy nhiên, bạn cũng có thể để lại 5 chân nhang, điều này tượng trưng cho “ngũ phúc”, 5 điều tốt lành hoặc huyết thống 5 đời của gia đình.

Khi thắp hương cúng lễ, các hương linh đủ duyên sẽ được về. Họ sẽ thực mùi thơm từ hoa quả, bánh trái, và mùi hương từ nhang đốt. Thắp hương thơm để tỏa hương cúng Phật, cúng các hương linh, ông bà Tổ tiên để nhận được phước báu, chứ không phải để lại càng nhiều chân nhang thì sẽ càng tốt, do đó bạn không nên tin theo những điều mê tín.

Tỉa chân nhang nên để lại mấy chân

*Mẹo nhỏ: Hiện nay, mọi người đa số ưu tiên sử dụng “hương trầm sạch” để dâng hương, cúng lễ thần linh, ông bà tổ tiên. Mùi hương dịu ngọt, an yên của trầm, khi dâng hương không chỉ tạo không khí ấm áp, thanh tịnh, mà còn tựa như sợi dây liên kết, ngụ ý lòng thành kính, biết ơn và tri ân sâu sắc của con cháu gửi đến ông bà, Tổ tiên.

Tro và chân nhang sau khi tỉa xử lý thế nào?

Tất nhiên, tro và chân nhang sau khi rút tỉa, bạn sẽ không thể vứt đi một cách bừa bãi. Kể cả những vật thờ cúng trên bàn thờ như hoa trái, rượu bánh khi héo tàn cũng không thể vứt vào những nơi bẩn thỉu, ô uế. Vì vậy, chân nhang sau khi tỉa, bạn nên đem đốt để hóa tro, lấy tro bón vào gốc cây, đặt ở những nơi sạch sẽ, hoặc rải trên sông lớn, giúp tâm an yên, trọn vẹn và may mắn.

Có nên tỉa chân nhang thường xuyên?

Ngày nay, vẫn có khá nhiều người cho rằng, việc để chân nhang đầy đặn, um tùm, chân nhang sau cắm lên chân nhang trước tầng tầng lớp lớp, thì gia chủ sẽ càng có nhiều tài lộc. Tuy nhiên, việc thờ cúng là để tỏ lòng thành hiếu, biết ơn, tri ân với gia tiên, tiền chủ và thần linh hộ pháp, chứ không phải là việc mê tín, chỉ chăm chăm thắp hương.

Ngoài ra, nếu bát hương để chân nhang quá đầy cũng sẽ giống như một cái trụ (cột) che mắt thần linh, gia tiên, vì nó cũng giống như khi ta đang ngồi mà có một vật gì đó che mắt, sẽ rất khó chịu và không thoải mái. Hơn thế nữa, điều này cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ hỏa hoạn, đôi khi trọng lượng nặng sẽ vô tình làm đổ bát hương, như vậy sẽ rất có hại cho gia chủ. Do đó, tốt nhất là bạn nên rút tỉa chân nhang mỗi khi bát hương đầy, hoặc ít nhất 1 năm 1 lần vào dịp cuối năm.

Có nên tỉa chân nhang thường xuyên

Những điều đại kỵ khi rút chân nhang, lau dọn bàn thờ

Rút chân nhang, lau dọn bàn thờ không đơn giản chỉ là việc dọn dẹp sạch sẽ khu vực thờ cúng, mà còn là ước muốn được thần linh phù hộ, mang lại may mắn trong công việc và cuộc sống. Do đó, khi thực hiện, bạn cần đặc biệt lưu ý những điều đại kỵ dưới đây:

  • Bàn thờ là nơi tôn nghiêm, là nơi để thể hiện lòng thành kính, sự biết ơn và tưởng nhớ của con cháu với ông bà, Tổ tiên, nên tuyệt đối không sử dụng các dụng cụ bẩn, không sạch sẽ để rút chân nhang và lau dọn bàn thờ.

  • Không nên làm đổ vỡ đồ thờ cúng trên bàn thờ, vì người xưa thường quan niệm rằng, điều này sẽ mang đến điềm báo không tốt, không may mắn cho gia chủ.

  • Tuyệt đối không xê dịch, hay di chuyển lư hương, bởi đây không chỉ là nơi để con cháu thắp hương, kính lễ ông bà Tổ tiên, mà còn là cầu nối liên kết tâm linh giữa tổ tiên và gia chủ. Tùy tiện xê dịch sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tài lộc, công việc làm ăn và sức khỏe của gia chủ.

  • Tránh đặt bát hương ở nơi chông chênh, cũng hạn chế di chuyển đồ cúng xung quanh để tránh bát hương bị động, khiến cho mọi thứ không được ổn định.

  • Sau khi rút chân nhang, bát hương cần được bồi đắp bởi tro sạch, loại bỏ kỹ tạp chất để đảm bảo tính trang nghiêm và thanh tịnh. Tuyệt đối không bỏ cát vào bát hương, vì điều này có thể khiến gia chủ bị lục đục, gặp những chuyện không may.

Tổng kết

Tóm lại, bài viết trên là những thông tin hữu ích mà Cung Trầm Gallery chia sẻ đến bạn về việc “rút chân nhang vào ngày nào tốt nhất”, lưu ý khi rút chân nhang và một số vấn đề liên quan. Hy vọng, đó cũng sẽ là những kiến thức cần thiết để bạn có thể tránh được những điều đại kỵ, không nên làm khi rút chân nhang. Nếu bạn có những thắc mắc khác về nội dung này hãy để lại Comment ở dưới bài viết để chúng tôi cải thiện chất lượng nội dung hơn nữa nhé.

------------------

CUNG TRẦM GALLERY BY TRẦM THIỆN TÂM - TINH HOA TRẦM VIỆT

🌏 Hotline: 08767.33333 | 0877.999.666

🌏 Website: tinhhoatramviet.com

📧 Email: info@tramthientam.com.vn

🏠Địa chỉ: Lô TT02-15, KĐT HD Mon, Nam Từ Liêm, Hà Nội

⏰ Giờ mở cửa: 8h00 - 22h00

Đang xem: Rút chân nhang vào ngày nào thì tốt? | Điều đại kỵ nên biết

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng
article