Tham Sân Si Mạn Nghi là gì? Cách tu bản thân hiệu quả?

Tham Sân Si Mạn Nghi là gì? Cách tu bản thân hiệu quả?

Đạo Phật quan niệm rằng, nếu thế giới quan của mỗi người còn tồn tại tham, sân, si, mạn, nghi, thì những khổ đau, phiền não vẫn còn đấy, chúng sinh vẫn sẽ trở thành nạn nhân của ngũ độc. Vậy nếu giải nghĩa chi tiết, thì tham sân si mạn nghi là gì? Làm thế nào để khắc chế tham sân si, hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn? Tất cả sẽ được Cung Trầm bật mí ở nội dung bài viết hôm nay, bạn đừng vội bỏ lỡ.

Tham sân si mạn nghi là gì?

Tham sân si mạn nghi là một thuật ngữ đặc biệt chỉ sự khổ đau trong Phật giáo, bắt nguồn từ tam độc (tiếng Phạn là Triviṣa) - ngụ ý chỉ 3 trạng thái tinh thần có hại cho con người là Tham lam (Lobha); Sân hận (Dosa) và Ngu si, vô minh (Moha). Định nghĩa tham sân si mạn nghi là gì cụ thể như sau:

Tham là gì?

“Tham” là từ ngữ biểu đạt cho lòng tham, sự thèm muốn, khao khát quá mức ở một người, đến nỗi họ đắm chìm trong những thứ mà mình mong muốn có được. Lòng tham không có điểm dừng, không điểm kết thúc, càng những thứ mình không có được, càng khiến con người nảy sinh lòng tham.

Và thực tế thì, cốt lõi lòng tham của con người khởi phát từ chính những nhu cầu của loài người như ăn uống, ngủ nghỉ, tiền tài, danh vọng, tửu sắc,.... Đứng trước lòng tham, con người như đánh mất chính mình, ghen ghét, đấu đá lẫn nhau, thậm chí sẵn sàng ra tay ác độc để giành được điều mình muốn bằng mọi giá.

Tham sân si mạn nghi là gì

Sân là gì?

“Sân” là cơn giận, là sự giận dữ, lòng thù hận của con người, được hình thành khi họ chưa ưng ý, hoặc thỏa mãn mong muốn của bản thân. Ở một khía cạnh khác, thì “Sân” cũng có thể là biểu đạt cho sự bất bình, cảm thấy bản thân bị đối xử bất công. Từ đó, mượn lý do để làm điều sai trái, từ giận dữ, nóng giận thông thường thành sự oán trách, giữ điều này để làm cái cớ trả thù cho sau này.

Luận về si

“Si” ở đây có thể hiểu là sự si mê, mu muộn, tinh thần không còn được minh mẫn. Si mê trong tâm trí khiến con người bất phân lẽ phải, không phân biệt được đúng sai, tốt xấu, từ đó vô tình (hoặc cố ý) làm ra những điều không đúng, có hại cho bản thân và cả những người khác. Ngoài ra, sự si mê còn khiến con người không thể nhận thấy được những thói hư, tật xấu, dần huỷ hoại bản thân và sa lầy vào con đường tội lỗi, không cách nào có thể thoát ra.

Mạn là gì?

“Mạn” có thể hiểu là ngạo mạn, sự kiêu căng, tự mãn, cho mình là nhất và những gì mình làm cũng đều đúng. Một số người có ưu điểm vượt trội hơn kẻ khác, thường sẽ tỏ ra kiêu căng, kinh thường người khác, thậm chí tỏ ra tự mãn, coi mình là “cái rốn của vũ trụ”. Từ mạn cũng có thể sinh ra ghét bỏ, đố kỵ, vì thấy ai giỏi hơn mình, họ đều sẽ ghen ghét, không phân biệt đúng sai mà hãm hại lẫn nhau, sinh ra phiền não, khổ đau.

Nghi là gì?

“Nghi” là sự nghi ngờ, là hoài nghi, ngờ vực. Việc này khiến cho tâm trí chúng ta luôn bị quẩn quanh, giằng xé và không có lối thoát vì một điều gì đó. Vì quá nghi ngờ, nên chẳng suy nghĩ được sâu sa, chẳng nhìn rộng được phía trước. Thậm chí nghi hoặc cả chính bản thân, trực quan của mình, rồi từ đây kìm hãm, giam cầm sự quyết tâm, năng lượng mạnh mẽ tiềm ẩn trong chính mình.

Tam độc tham sân si

Tại sao cần buông bỏ tham sân si?

Trong bài pháp đầu tiên của Đức Phật, người có nhắc đến đầu tiên là “Khổ đế”. Khi đã sống trên đời, thì không ai có thể cãi được cái khổ. Sinh ra cũng là nỗi khổ, bởi vậy phản xạ đầu tiên khi chào đời là khóc, già cũng khổ, bệnh tật cũng khổ, và khi chết đi cũng là nỗi khổ lo. Tất cả nỗi khổ, ai ai cũng có, và không trừ bất cứ cuộc sống nào. 

Vậy cội nguồn của nỗi khổ là từ đâu? Là xuất phát từ tập nhân sanh, tập nhân tất cả những phiền não, suy nghĩ tự thân của mỗi người, là tham, sân, si, mạn, nghi….. Bản thân phiền não, tâm trí sẽ sinh ra muộn phiền, và tác hại của tham sân si mạn nghi được coi là gốc rễ của vấn đề. Đặc biệt nhất, là “tham - sân - si” được quy là tam độc phiền não mà ai ai cũng có.

Khi bị kiềm chế bởi dục vọng tham - sân - si, con người ta thường sẽ tạo ra ác nghiệp, tâm thức bị trói buộc bởi những điều ác mình đã làm. Lòng tham càng lớn, càng mong ước có nhiều tiền tài, sân si ý niệm, thì càng dễ dẫn đến những hành động sai trái, và nếu gieo nghiệp ác, thì sau cũng không thể hưởng được phước lành.

Ngoài ra, sân si nóng giận, mu muội, ngu dốt, thì cũng chỉ tự làm tổn thương chính mình. Khởi nguồn của những đau khổ, bất hạnh trong hiện kiếp và tương lai cũng chính là từ lòng tham, sân, si, nhận lấy một quả báo không tốt đẹp ở kiếp sau, thậm chí là hàng ngàn kiếp nữa.

Tại sao cần buông bỏ tham sân si

Vậy nên, nếu muốn tâm thanh tịnh, thiện lành, thì trước hết phải khắc chế được lòng tham, không ham muốn của cải của người, cũng như không tự biến mình thành nạn nhân của lòng tham vô đáy. Tránh sân si với người, với đời, mới có thể gieo hạt thiện lành, sau này nhận về quả ngọt.

Cách chế ngự tham sân si mạn nghi theo đạo Phật

Tham sân si mạn nghi vô định trong mỗi người, có thể biến chuyển theo hành động thực tế trong cõi nhân sinh. Để khắc chế được tham, sân, si, mạn, nghi, tâm thanh tịnh, an yên, diệt trừ tam độc, bạn có thể làm theo một số cách của Cung Trầm Gallery sau:

1- Không ngừng học hỏi, trau dồi tri thức

Mọi sự khổ đau, phiền não đều do vô minh mà ra. Không có trí tuệ, không có tri thức sẽ khó có thể nhận biết đúng sai, phải trái, cũng không đủ tỉnh táo để đánh giá mọi việc. Vậy nên, không ngừng học hỏi, không ngừng cố gắng, nỗ lực để trau dồi tri thức, khai thông trí tuệ cũng là một cách rất tốt để chế ngự tham sân si mạn nghi trong lòng mỗi người.

2- Tỉnh táo trước những cám dỗ

Hãy luôn nhớ rằng “gieo nhân nào thì gặt quả nấy”, những cám dỗ cũng chỉ là kích thích lòng tham ở bạn, khơi dậy tâm địa độc ác, làm những điều sai trái, ác nghiệp. Do đó, việc tránh xa những cám dỗ, tỉnh táo nhận biết và từ chối nó sẽ giúp bạn đẩy lùi lòng tham, diệt trừ Tam độc.

3- Hãy biết lắng nghe và thấu hiểu

Tham lam, sân si cũng chỉ mình biết, cho nên việc lắng nghe và thấu hiểu, phân tích đúng sai những gì người khác nói, người khác làm sẽ giúp bạn tiết chế được cảm xúc, tránh những cơn thịnh nộ. Không nóng giận, không sân si, nghi hoặc sẽ không làm hại thân thể, không dẫn đến những ghen tức, đố kỵ, tránh hại người, thiệt thân.

Cách chế ngự tham sân si mạn nghi theo đạo Phật

4- Biết đủ, biết đúng và biết dừng đúng lúc

Hài lòng với những gì mình đang có, hoặc cố gắng đạt được những gì mình có thể bằng trí tuệ, sức mạnh của chính mình, không tham lam, sân si, cũng không nghĩ mình là nhất, không ngạo mạn, nghi hoặc, bạn sẽ là người thắng cuộc. Sống tốt ở kiếp này, không gieo nghiệp ác, ắt hẳn cuộc sống sẽ bình yên, hưởng phước.

Thực tế, tham sân si mạn nghi không phải là bản chất của con người, hoàn toàn có thể bị khắc chế và diệt trừ nếu bạn biết tu dưỡng tâm tính, khai thông trí tuệ. Chỉ cần tâm thanh tịnh, an yên, mọi lòng tham đều sẽ được khắc chế, hưởng quả báo phước lành.

*Bật mí mẹo nhỏ: Vòng tay trầm hương với sự kết tinh năng lượng mạnh mẽ của đất trời, có thể mang theo bên người như một giải pháp tăng khả năng tập trung, tạo sự thư thái và an tĩnh. Hương thơm dịu nhẹ, thuần khiết ở trầm sẽ giúp chủ nhân có được sự thanh tịnh trong tâm hồn, thoát khỏi những ưu phiền, khổ đau và đạt được trạng thái hạnh phúc, vui vẻ của sự thức tỉnh.

Tổng kết

Bài viết là những vấn đề cơ bản xoay quanh “tham sân si mạn nghi là gì”, lý do nên buông bỏ và cách chế ngự hiệu quả. Hy vọng, điều này cũng sẽ giúp bạn soi chiếu được bản thân, gieo nhân lành, nghĩ điều tốt đẹp, không nghiệp ác, khổ đau cho mọi người, từ đó bạn cũng sẽ đón nhận được nhiều hạnh phúc, cuộc sống tốt đẹp hơn.

------------------

CUNG TRẦM GALLERY BY TRẦM THIỆN TÂM - TINH HOA TRẦM VIỆT

🌏 Hotline: 08767.33333 | 0877.999.666

🌏 Website: tinhhoatramviet.com

📧 Email: info@tramthientam.com.vn

🏠Địa chỉ: Lô TT02-15, KĐT HD Mon, Nam Từ Liêm, Hà Nội

⏰ Giờ mở cửa: 8h00 - 22h00

Đang xem: Tham Sân Si Mạn Nghi là gì? Cách tu bản thân hiệu quả?

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng
article