Cuộc sống vô thường, khi an nhàn, hạnh phúc, khi mất mát, đau thương, khi bệnh tật, lầm than,.... vậy liệu rằng, thứ gì có thể giúp con người vơi bớt niềm đau, vượt qua khổ ải? Tam bảo Phật pháp tăng là gì và niềm tin như thế nào trong lòng Phật tử? Để nhận định rõ điều này, bạn hãy cùng Cung Trầm theo dõi chi tiết nội dung bài viết dưới đây.
Hiểu đúng Phật pháp tăng là gì?
Phật pháp tăng hiểu đơn giản, thì là nơi tất cả các pháp thanh tịnh đều thâu nhiếp và thấm nhuần, mở ra con đường hiểu biết sâu sắc, tiếp cận toàn diện đến sự giác ngộ và giải thoát. Trong đó:
Phật, mang ý nghĩa của người đã giác ngộ, người thấu hiểu sâu sắc về các pháp, toàn diện cả về phước đức và trí tuệ.
Pháp, chính là lời dạy của Phật. Lời dạy xuất phát từ sự trải nghiệm, sự thấu hiểu và đúc kết trong quá trình tu chứng. Tự tánh của mọi vật, mỗi vật đều có sự khác biệt và tồn tại riêng cho nhân duyên, tuy nhiên đạo lý chúng sanh, sống chết luân hồi thì đều do mình tạo lấy.
Tăng, là những người trọn đời cống hiến cho mục đích trên cầu thành Phật, dưới hóa độ chúng sanh vì lợi ích của mọi người. Nhờ chư Tăng tiếp nối, truyền thừa và soi sáng những lời Phật dạy, mà Chánh Pháp mới được tiếp cận rộng rãi đến với tất cả mọi người.
Ý nghĩa tam bảo Phật pháp tăng
Hiểu rõ Tam bảo Phật pháp tăng là gì giúp bạn biết được sự quan trọng, cũng như yếu tố không thể thiếu trong quá trình tu tập của Phật tử. Bởi lẽ, điều này như ba viên ngọc quý, ẩn chứa những ý nghĩa sâu xa:
Nghĩa hy hữu: Tức hiếm có, khó có được. Dù người ở sát bên đền chùa, nhưng thiếu phước thì cũng khó gặp, không thể tiếp cận được với Phật pháp tăng để tu thành chánh niệm.
Nghĩa ly cấu: Tức lìa xa những điều xấu, hướng đến điều thiện lành. Tựa như Phật pháp tăng giúp xa lìa phiền não, tham sân si mạn nghi.
Nghĩa thế lực: Thông qua Phật pháp tăng, Phật tử có đủ tam minh lục thông, dễ dàng tùy cơ ứng biến, thoát khỏi kiếp nghèo khổ, giải thoát khỏi cõi sanh tử luân hồi.
Nghĩa trang nghiêm: Phật pháp tăng lấy nhân quả, nghiệp báo, nhân duyên làm nền tảng, giúp Phật tử làm chủ bản thân, tâm trí trở nên sáng suốt, làm việc chân chính, thanh liêm.
Nghĩa tối thắng: Phật pháp tăng giúp đỡ mọi người vượt qua khó khăn, sống an vui, hạnh phúc và bình yên.
Nghĩa bất biến: Người thân cận Phật pháp tăng sẽ luôn được an vui, sống bình yên và hạnh phúc nhờ Phật tính sáng suốt, không bị chi phối bởi tham sân si mạn nghi.
Niềm tin Phật pháp tăng và lòng tự tín của Phật tử
Phật tử muốn tu tập, chánh niệm theo giáo lý Đức Phật, trước tiên cần phải có niềm tin vào Phật pháp tăng. Đó là tin Phật, tin vào những lời dạy của Phật pháp và những tu sĩ (tăng) thánh thiện trong đạo Phật. Cụ thể như:
Niềm tin vào Đức Phật
Người Phật tử tin vào của Đức Phật thể hiện ở trí tuệ và đức tính từ bi. Người sẵn sàng hóa độ tất cả những ai sa ngã, hướng dẫn chúng sanh trên con đường giác ngộ. Người không ban ơn, cũng không giáng họa với bất kỳ ai. Hơn nữa, Người còn đề cao vị trí tối thượng của con người, cho rằng không đấng siêu nhiên hay quyền năng nào có thể định đoạt, phán xét vận mệnh con người.
Từ niềm tin vào Đức Phật. Phật tử phát nguyện quy y tam bảo, học hỏi đức hạnh và thực hiện theo những lời chỉ dạy của Người. Mong ước có được trí tuệ, sự an lạc và hạnh phúc, một ngày nào đó cũng đạt được thành quả giác ngộ và chánh niệm như Người.
Niềm tin vào giáo lý Phật pháp
Giáo lý Phật pháp được xem như pháp bảo đối với người tu tập. Vì họ tin rằng, những lời chỉ dạy quý báu của Đức Phật có thể chuyển hóa tham sân si mạn nghi, giải thoát nỗi khổ đau và tu thành chánh niệm. Nhờ thực hành theo những giáo lý của Đức Phật, mà người Phật tử có thể phát triển giới, trí tuệ và sự kiên định, thành công trên con đường giác ngộ và sự giải thoát. Hơn nữa, vì niềm tin vào Đức Phật, nên họ cũng hết lòng bảo vệ giáo lý trước những lời xuyên tạc, suy nghĩ sai lệch của người khác.
Niềm tin vào Tăng đoàn
Tăng đoàn cũng là một trong 3 ngôi báu quý giá trong hành trình giác ngộ của Phật tử. Nhờ Tăng đoàn tiếp nối, truyền thừa và soi sáng giáo lý nhiệm màu của Đức Phật, mà người Phật tử mới biết đến giáo lý để thực hành. Bên cạnh đó, Tăng đoàn cũng sẽ giúp người Phật tử chỉnh sửa nhận thức, hành vi sao cho phù hợp với những gì Phật dạy.
Niềm tin vào Tăng đoàn của người Phật tử luôn luôn là kính trọng, là tấm gương gương mẫu về việc tu hành chánh niệm. Do đó, họ luôn tỏ lòng tôn kính, học hỏi Phật pháp và nghe theo những chỉ dẫn của chư Tăng, đặc biệt là những việc trọng đại của gia đình, tuyệt đối không phản bác lại những ai vu khống, hay phỉ báng Tam bảo. Nếu có điều kiện, Phật tử cũng sẽ cúng dường, gieo phước đức bằng việc phát tâm, hỗ trợ điều kiện tu hành cho chư Tăng, đóng góp công sức, cũng như tiền bạc cho các Phật sự khác.
Niềm tin với bản thân
Trên con đường tu tập, niềm tin vào bản thân cũng là một điều vô cùng cần thiết đối với Phật tử. Niềm tin vào ý chí, vào sự quyết tâm, nỗ lực, cũng là niềm tin chính mình có thể tu tập, chuyển hóa những hành động xấu trở thành thiện lành, những điều tốt đẹp cho hiện tại và tương lai. Bên cạnh việc giữ giới, học hỏi Phật pháp, thì người Phật tử cũng cần thực hành lòng từ bi, diệt trừ tâm ma ích kỷ, mở rộng lòng từ vi, hay ăn chay niệm Phật, thiền định, phóng sinh,....
Tóm lại, mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung và tác động qua lại của các phương diện niềm tin tạo nên chánh niệm của người Phật tử. Niềm tin Phật pháp tăng hướng Phật tử đến những điều tốt đẹp, giáo lý Phật pháp để đạt được sự an lạc, hạnh phúc. Trong khi đó, niềm tin vào bản thân giúp Phật tử vững vàng hơn trên con đường đã chọn, không tự ti, mặc cảm, không sân si đố kỵ, từ đó tích cực tu tâm dưỡng tánh, khiến cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn.
*Quá trình tu tập của Phật tử cũng không hẳn là đơn giản. Phật tử bắt đầu một ngày mới với những việc bình thường, không quá bắt buộc hay gượng ép, giúp phòng trừ, không cho tâm bất thiện khởi sinh, kiểm soát và kiềm chế các giác quan. Thiền định giúp tâm trí an yên, tu tâm dưỡng tánh trong sạch, mạnh mẽ và sáng tỏ hơn.
Để thực hiện điều này, bạn hãy tự tạo cho riêng mình một không gian thư giãn, phảng phất với hương trầm dịu êm, an tĩnh, không chỉ giúp kiểm soát tâm trạng, mà còn gia tăng khả năng tập trung khi thiền định. Khi tâm tốt tính thiện có mặt, thì tất cả đều sẽ trở nên thiện lành, hạnh phúc và bình an.
Một số vật phẩm mang ý nghĩa Phật pháp
Những vật phẩm mang ý nghĩa Phật pháp, cổ vũ tinh thần Phật tử trong quá trình tu tập cũng là một trong những yếu tố rất quan trọng, giúp tăng cường sự tập trung và chánh niệm. Chẳng hạn như:
Chuỗi vòng trầm hương 108 hạt
Chuỗi vòng trầm được đan kết bởi 108 hạt trầm hương, vật phẩm bình an giúp xua đuổi những điều không may, mang sinh khí, năng lượng tích cực đến cho bạn. Ngoài ra, 108 hạt còn được biết đến là con số phong thủy, mang ý nghĩa đoạn trừ mọi muộn phiền, nỗi khổ đau trong cuộc sống. Bạn có thể đeo chuỗi vòng trên cổ, đeo tay, hay sử dụng như tràng hạt tụng kinh niệm Phật đều được.
Chuỗi vòng trầm 216 hạt
Tương tự như vòng trầm hương 108 hạt, chuỗi vòng trầm 216 hạt cũng được đan kết từ 216 hạt trầm hương - loại gỗ quý kết tinh tinh hoa, vượng khí đất trời qua hàng chục năm. Hơn nữa, 216 cũng là một con số mang lại nhiều may mắn, ngụ ý cho sức khỏe, bình an và hỗ trợ năng lượng rất tốt cho người tu tập.
Lư xông trầm bát bảo
Lư xông trầm bát bảo phù hợp với những Phật tử yêu thích thiền định, thờ cúng hoặc thưởng trà tịnh tâm. Sử dụng để đốt trầm nụ, trầm miếng hoặc bột trầm hương dâng lên chư Phật, Bồ Tát. Hương thơm thanh tinh, thuần khiết lan tỏa khắp mười phương, cúng dường dâng lên Tam Bảo với lòng thành kính, tu tập công đức.
Thác khói đĩa tròn phật thủ liên hoa CTM3
Thác khói Phật thủ liên hoa là sự kết hợp hài hòa giữa hình ảnh bàn tay tạo ấn Phật thủ và Hoa sen - đóa hoa mang trong mình linh tính được bàn tay Phật nắm giữ. Không chỉ có giá trị nghệ thuật, mà còn là một tác phẩm mang ý nghĩa sâu sắc trong tâm linh, biểu trưng cho sức mạnh, tinh thần giác ngộ và phước lành.
Tiểu cảnh thác khói trầm hương Phật tăng
Mẫu thác khói được thiết kế ấn tượng với hình ảnh các vị Phật tử như Quan Âm Bồ Tát, Như Lai,.... ngồi thiền trên đài sen thanh tịnh. Kết hợp cùng hương thơm dịu nhẹ, thanh khiết của trầm đốt, mang đến cho Phật tử không gian thư giãn an yên, tĩnh lặng, từ dó tăng khả năng tập trung, cũng như năng lượng tích cực trong quá trình thiền định.
Lời kết
Cung Trầm Gallery hy vọng, những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu rõ Tam bảo Phật pháp tăng là gì, ý nghĩa, cũng như niềm tin vào Đức phật, giáo lý Phật pháp và Tăng đoàn. Tuy nhiên, niềm tin phải được xây dựng trên cơ sở chánh tín, không tin một cách mê muội, mù mờ, cần phải có sự hiểu biết và suy nghiệm rõ ràng, hiểu rõ từng khía cạnh của niềm tin sẽ giúp bạn tu tập đúng cách. Nếu có góp ý gì hãy để lại Comment phía bên dưới cho chúng tôi ngay hôm nay nhé.
------------------
CUNG TRẦM GALLERY BY TRẦM THIỆN TÂM - TINH HOA TRẦM VIỆT
Hotline: 08767.33333 | 0877.999.666
Website: tinhhoatramviet.com
Email: info@tramthientam.com.vn
Địa chỉ: Lô TT02-15, KĐT HD Mon, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Giờ mở cửa: 8h00 - 22h00
Viết bình luận