Từ xa xưa, trà đạo đã trở thành một trong những nét đẹp văn hóa rất riêng của người Việt. Và tất nhiên, trong nghệ thuật thưởng trà cũng sẽ có những thuật ngữ đặc trưng và thú vị khi thưởng trà. Hãy cùng Cung Trầm Gallery tìm hiểu sơ lược một số các thuật ngữ trong trà cơ bản trong nội dung bài viết hôm nay.
Các thuật ngữ cơ bản trong trà
Nếu yêu thích nghệ thuật thưởng trà, chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua các thuật ngữ trong trà đạo cơ bản dưới đây:
Trà đạo
Trà đạo là cụm từ dùng để chỉ tổng quát về văn hóa thưởng trà nói chung, thay vì biểu đạt cho trường phái trà nổi tiếng của Nhật Bản như trước đây. Tức chỉ tính “đạo” trong trà.
Trà cụ
Trà cụ là tên gọi chung cho tất cả các dụng cụ dùng trong hoạt động thưởng trà, từ ấm chén, khay đựng, đĩa, cho đến phụ kiện, vật phẩm trang trí. Cụ thể như:
1- Ấm trà
Là loại trà cụ không thể thiếu trong nghệ thuật thưởng trà, được thiết kế với rất nhiều mẫu mã, kích thước to nhỏ khác nhau tùy theo sở thích và nhu cầu thực tế của người dùng. Ví dụ như: Ấm tử sa đất nung cao cấp, ấm lưu hương, hoặc không lưu hương từ các chất liệu phổ biến (thuỷ sinh, sành, sứ, gốm,...)
2- Chén tống
Chén tống (hay còn gọi là chén tướng) cũng là loại dụng cụ đặc biệt trong bộ trà cụ, được sử dụng với mục đích giúp nước trà được trộn đều, hỗ trợ lọc cặn và tạo độ trong cho trà. Ngoài ra, dụng cụ này còn có thể giúp giảm nhiệt độ của nước trà khi bạn thưởng thức.
3- Chén quân
Loại trà cụ này thường sẽ được lựa chọn đồng bộ cùng ấm trà, tạo sự đồng nhất và tính thẩm mỹ cao khi thưởng trà. Tuy nhiên, với giới thưởng trà, việc lựa chọn chén quân còn phụ thuộc vào từng loại trà, thời điểm sử dụng, hoặc cảm xúc của người thưởng trà.
4- Khay trà
Khay trà là dụng cụ chuyên dụng dùng để đựng các loại trà cụ cơ bản như ấm, chén, bình nước, kháo trà,... Nó thường được làm bằng gỗ, kim loại, hoặc thủy tinh với nhiều kích thước, kiểu dáng khác nhau, phù hợp với nhu cầu sử dụng của người thưởng trà.
5- Hũ đựng trà
Là dụng cụ không thể thiếu trong tủ đồ của người mê trà, lưu trữ được trọn vẹn hương thơm thuần khiết, tinh túy của trà đạo. Hũ đựng trà sẽ được bảo quản ở những nơi khô ráo, hạn chế ánh nắng trực tiếp từ mặt trời để đảm bảo hương vị trà được lưu giữ tốt nhất.
6- Kháo trà
Kháo trà là chiếc bát dùng để đựng nước sôi với mục đích vệ sinh và làm sạch các dụng cụ thưởng trà trước khi pha, cũng như đụng bỏ nước tráng và bã trà sau khi sử dụng.
7- Xúc trà
Xúc trà sẽ giúp cho việc lấy trà ra khỏi hũ dễ dàng hơn, đồng thời hạn chế được phần tay tiếp xúc với trà, tránh làm ảnh hưởng đến hương vị độc đáo của trà.
8- Trà cụ khác
Các loại trà cụ này có thể bao gồm ấm nấu nước pha trà, ống đựng các vật dụng xúc trà, chắt lọc trà, khăn lau, thìa, hoặc muỗng loại bỏ bã trà,...
Trà thất
Là thuật ngữ dùng để chỉ không gian thưởng trà trong trà đạo, có thể là một ngôi nhà nhỏ, hoặc một gian phòng đơn giản, tạo sự thư thái, nhẹ nhàng khi thưởng trà.
Trà viên
Trà viên để chỉ không gian thưởng trà ngoài trời, một khu vườn nhỏ, hoặc một góc vườn gần gũi với thiên nhiên được thiết kế dùng để thưởng thức trà đạo.
Trà nhân
Thuật ngữ dùng để chỉ những người thưởng trà nói chung. Mỗi trà nhân sẽ luôn có những phong thái nhẹ nhàng, điềm tĩnh, tâm đắc khi thưởng trà.
Trà nô
Là người phục vụ trà, thực hiện các thao tác pha trà, mời khách và dọn dẹp tiệc trà sau khi kết thúc. Tuy nhiên, nếu hiểu theo nghĩa rộng hơn, trà nô cũng có thể hiểu là những người nỗ lực giới thiệu văn hóa trà đạo đến mọi người, am hiểu sâu rộng về nghệ thuật thưởng trà.
Trà hữu
Là bạn cùng uống trà, chỉ những ai đồng điệu về tâm hồn, cảm xúc, kiến thức và chiêm nghiệm về trà,... mới thấy được sự thú vị trong văn hóa trà đạo.
Trà sư
Trà sư là những chuyên gia, bậc thầy về trà đạo, họ có thể là nhà nghiên cứu, người viết sách, nghệ nhân trồng trà, hay đơn giản chỉ là những người yêu thích ‘trà đạo” có sự tìm hiểu lâu năm và dày dặn kiến thức về trà,....
Hiên trà
Sân, hoặc khoảng không dưới mái hiên - nơi thưởng trà kết hợp với cảnh quanh thiên thiên, tạo tâm thế thư giãn, thanh tịnh và an yên khi uống trà.
Thuật ngữ về hoạt động pha trà
Tất nhiên, để có 1 ấm trà ngon, bạn sẽ không thể thiếu các động tác pha trà thuần thục, nhẹ nhàng, tỉ mỉ nhưng đầy tinh tế.
1- Ngọc diệp hồi cung: Chỉ động tác bỏ trà vào ấm để chuẩn bị pha trà.
2- Cao sơn trường thuỷ: Chỉ động tác rót nước sôi vào ấm trà để tráng và làm sạch lá trà lần 1.
3- Hạ sơn nhập thuỷ: Chỉ động tác rót nước sôi vào ấm trà lần thứ hai, trà bắt đầu ngấm và có thể dùng được ở nước trà này.
4- Tam long giá ngọc: Chỉ động tác dùng 3 ngón tay (ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa) để đỡ chén trà và nhẹ nhàng đưa trà lên miệng để uống.
5- Du sơn lâm thuỷ: Chỉ động tác nhấc chén trà đưa lên cao, qua lại trái phải để nhìn và cảm nhận hương thơm “tinh tế” của trà.
6- Quan công tuần thành: Chỉ kiểu rót trà khi các chén được đặt sát nhau, cầm ấm quay vòng từ chén đầu đến chén cuối, và ngược lại.
7- Hàn Tín điểm quân: Kiểu rót trà đưa ấm chuyển động lên xuống, nhịp nhàng theo chiều dọc và rót rứt nhịp vào từng chén quân nhỏ.
Top 5 loại trà “ngon”, phổ biến trong trà đạo
Sau khi nắm bắt được các thuật ngữ trong trà, quý khách sẽ bắt đầu muốn tìm một ấm trà ngon, hương vị “tuyệt hảo”, thì cần làm quan trọng nhất không thể thiếu đó là tìm loại trà. Trà được sử dụng phải là những loại trà ngon, thành phẩm chất lượng, tạo nên hương vị thuần khiết, tinh tế không loại trà nào sánh bằng.
Trà trầm hương
Trà trầm hương với nguyên liệu hoàn toàn từ gỗ trầm thuần túy, hương vị nồng ấm, thanh dịu, tạo nên nét độc đáo rất riêng mà không loại trà nào sánh bằng. Theo đó, nhâm nhi 1 tách trà trầm trong không gian thanh tịnh, hòa quyện cùng hương trầm thuần khiết, dịu ngọt của trầm hương xông đốt sẽ mang đến cảm giác thư thái, nhẹ nhàng và rất yên bình.
Trà trầm hương cao cấp
Điểm đặc biệt ở trà trầm là ở việc thu thập và tiện ra những dăm nhỏ từ gỗ trầm tự nhiên hiếm nhiều năm tuổi. Nếu bạn đang tìm mua những dòng trà hiếm top 1 thị trường như này thì thực sự là điều rất khó khăn. Nhưng đến với Cung Trầm Gallery thì chúng tôi sẽ cho bạn thử trà và kiểm tra chi tiết trà chuẩn từ dăm gỗ trầm tự nhiên nhé.
Trà xanh
Trà xanh chính là những lá trà tươi được chọn lọc kỹ lưỡng, chỉ phơi khô mà không trải qua bất kỳ công đoạn chế biến, hay tẩm ướp hương liệu, giữ được trọn vẹn hương thơm tự nhiên, đầy đủ nhất của lá trà tươi.
Trà mạn
Là loại trà đã được sao chế, sấy khô và được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Việc sao chế và sấy khô lá trà sẽ giúp những lá trà được bảo quản tốt hơn, phù hợp với nhu cầu người dùng.
Các loại trà từ hoa
Cao cấp hơn trà mạn, trà hương sau khi sao chế và sấy khô sẽ được đem ướp hương cùng những nguyên liệu tự nhiên như hoa sen, hoa nhài, hoa cúc,.... để tăng thêm hương vị và ngọt độc đáo của trà.
Các loại trà thảo mộc quý hiếm
Những câu thành ngữ quen thuộc trong thưởng trà
Ngoài các thuật ngữ cơ bản trong “trà đạo”, thì nhiều thành ngữ hay cũng đã ra đời nhằm đúc kết những nét đẹp văn hóa thấm nhuần trong nghệ thuật thưởng trà của con người. Cụ thể như:
1- Nhất thuỷ, nhì trà, tam bôi, tứ bình, ngũ quần anh
Thành ngữ biểu thị 5 yếu tố quan trọng trong hoạt động thưởng trà, cốt lõi để có được một buổi tiệc trà “ngon”, ý nghĩa cùng bạn hiền. Theo đó, quan trọng nhất sẽ là nước, thứ hai là trà, thứ ba là ấm trà, thứ tư là chén và cuối cùng không thể thiếu các bạn hữu cùng thưởng thức trà.
2- Trà tam, tửu tứ
Câu thành ngữ quen thuộc trong nghệ thuật thưởng trà, thưởng rượu với ý nghĩa biểu thị “Uống trà hay ít nhất phải có 3 người, còn uống rượu ngon phải có 4 người mới vui”.
3- Sơn thuỷ thượng, giang thuỷ trung, tĩnh thuỷ hạ
Là câu thành ngữ nhằm biểu thị về mức độ ưu tiên của các loại nước dùng để pha trà: Hảo hạng nhất phải nói đến nước suối, tiếp đến là nước sông và cuối cùng là nước giếng.
Tổng kết
Hy vọng rằng, những thông tin chia sẻ hữu ích trong nội dung bài viết trên sẽ giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về nghệ thuật thưởng trà, cũng như các thuật ngữ trong trà. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn cũng đừng quên có thể liên hệ trực tiếp với Cung Trầm Gallery - Tinh hoa Trầm Việt qua Hotline: 08767.33333 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất những kiến thức hữu ích về trà đạo nhé.
------------------
CUNG TRẦM GALLERY BY TRẦM THIỆN TÂM - TINH HOA TRẦM VIỆT
Hotline: 08767.33333 | 0877.999.666
Website: tinhhoatramviet.com
Email: info@tramthientam.com.vn
Địa chỉ: Lô TT02-15, KĐT HD Mon, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Giờ mở cửa: 8h00 - 22h00
Viết bình luận