Tại sao phải thờ cúng Tổ tiên? | Ý Nghĩa, Nghi Thức, Bài Cúng

Tại sao phải thờ cúng Tổ tiên? | Ý Nghĩa, Nghi Thức, Bài Cúng

Việc thờ cúng Tổ tiên từ lâu đã trở thành nét đẹp truyền thống lâu đời của người Việt, mọi hoạt động, nghi thức thờ cúng đều có ý nghĩa sâu sắc trong tín ngưỡng, niềm tin của con người về một cuộc sống an yên, đủ đầy và phúc lộc. Vậy tại sao phải thờ cúng Tổ tiên? Thờ cúng Tổ tiên là thờ những ai? Tất cả sẽ được Cung Trầm giải đáp chi tiết ở bài viết dưới đây, bạn cùng theo dõi nhé.

Cách hiểu về tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên hiện nay

Trước tiên, để hiểu rõ hơn về tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên, bạn hãy cùng Cung Trầm tìm hiểu chi tiết các khái niệm cơ bản dưới đây:

Tại sao phải thờ cúng Tổ tiên

Khái niệm về “tín ngưỡng”

Khi nói đến tín ngưỡng, người ta có thể hiểu đó là niềm tin mà con người tin vào để giải thích vạn vật trên thế giới, mang lại yên bình, niềm vui và hạnh phúc cho cá nhân, cộng đồng. Khác với tôn giáo, tín ngưỡng mang tính dân tộc nhiều hơn, nhưng không có tổ chức chặt chẽ như tôn giáo.

Khái niệm về “tổ tiên”

Tổ tiên theo quan niệm của người Việt, trước hết là những người cùng huyết thống như ông bà, cha mẹ, cô dì, chú bác, hoặc anh chị em,.... Tổ tiên cũng là những người có công tạo dựng cuộc sống yên bình, hạnh phúc như các vị Thành Hoàng làng, các vị Nghệ tổ,.... Ngoài ra, Tổ tiên trong tín ngưỡng người Việt còn là mẹ Âu Cơ, các vị vua Hùng - những người tạo dựng và sinh ra các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam lớn mạnh.

Khái niệm về “thờ cúng?

Thờ cúng đơn giản là nghi thức hành lễ, là sự thực hành của các hoạt động khấn, vái, quỳ, lạy,... của người trưởng tộc, trưởng họ, hoặc hậu sinh, hậu thế sau này của Tổ tiên. Thờ và cúng là hai yếu tố tác động qua lại lẫn nhau, cốt lõi của sự thờ phụng Tổ tiên. 

“Thờ” tức là sự tôn thờ, là nội dung, còn “Cúng” là hình thức, hoạt động biểu đạt nội dung, nghi thức thờ cúng trong dân tộc Việt Nam. Tại sao phải thờ cúng tổ tiên?  Đó là vì ý thức tôn thờ, tưởng nhớ, bày tỏ lòng thành kính, biết ơn của con cháu với tấm lòng của thiêng liêng đối với Tổ tiên ở thế hệ đi trước.

Cách hiểu về tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên hiện nay

Nghi thức thờ cúng có từ khi nào?

Tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên bắt nguồn từ niềm tin xa xưa, tin rằng tâm hồn của người đã khuất còn hiện hữu ở dương gian, chở che và bảo vệ cho con cháu. Người Việt cũng cho rằng “chết chưa phải là hết”, mà chỉ là sự kết thúc ở hiện tại để bắt đầu cho một cuộc sống mới ở thế giới khác. Thể xác tiêu tan, nhưng linh hồn vẫn thường ngự trên bàn thờ để gần gũi, phù hộ cho con cháu, cứu nguy vào lúc gian khó, mừng khi con cháu gặp may mắn và khuyến khích họ làm thiện, tích đức, và cúng quở phạt khi họ làm những việc sai trái.

Ngoài ra, tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên của người Việt còn bắt nguồn từ đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Đặc biệt là tư tưởng đề cao chữ hiếu của Nho giáo “Trung chi quân, hiếu chi phụ mẫu, dữ chi bản”, bởi vậy người Việt luôn tôn kính, thờ phụng cha mẹ, ông bà, Tổ Tiên từ đời này sang đời khác, lưu truyền cho con cháu mai sau. Đến đây chắc hẳn đã giải đáp được câu hỏi tại sao phải thờ cúng tổ tiên của bạn rồi đúng chứ. Nhưng để biết thêm thờ cúng tổ tiên là thờ những ai? thì đọc tiếp nội dung sau nhé.

Thờ cúng Tổ tiên là thờ những ai?

Theo tục lệ của ông bà xưa, thờ cúng Tổ tiên tức là thờ cúng ông bà, cha mẹ, những người đã khuất trong gia đình, họ đều là những người đã sinh thành, vun đắp và gây dựng cuộc sống an yên, tốt đẹp cho con cháu sau này. Nếu gia đình là trưởng tộc, trưởng họ, thì việc thờ cúng Tổ tiên sẽ bao gồm thêm những người thuộc thế hệ đầu tiên của một dòng họ, cao hơn, hoặc cùng phân cấp với ông bà, cha mẹ đã qua đời.

Thờ cúng Tổ tiên là thờ những ai

Ý nghĩa việc thờ cúng Tổ tiên

Tục thờ cúng Tổ tiên đã có từ thời xa xưa, thể hiện qua việc thờ cúng những người đã khuất, ý nghĩa thể hiện lòng thành kính, biết ơn với đấng sinh thành và cầu mong họ sẽ phù hộ cho mình cuộc sống bình an. Hơn nữa, việc thắp hương, cúng lễ tưởng nhớ người đã khuất cũng đã thể hiện sự tồn tại của thế giới tâm linh, luôn hiện hữu trong cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta.

Bên cạnh đó, ý nghĩa của việc thờ cúng Tổ tiên cũng là sự truyền tải thông điệp tốt đẹp của người Việt về đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Điều này nhằm nhắc nhở con cháu, thế hệ mai sau cần ghi nhớ và biết ơn công lao to lớn của cha ông mình, trở thành một trong những nét đẹp văn hóa lâu đời của người Việt.

Nghi thức cần biết trong cách thờ cúng Tổ tiên của người Việt

Với người Việt, đa số mỗi gia đình đều sẽ có bàn thờ Tổ tiên trong nhà, nhưng không phải là tôn giáo bắt buộc, mà là bởi lòng thành kính, biết ơn của con cháu. Và điều này không chỉ ở người Việt trong nước, mà cả những người con mang dòng máu Việt ở nơi xa xứ cũng lưu giữ nét đẹp văn hóa truyền thống ý nghĩa. 

Tương tự như các lễ thờ cúng khác, nghi thức thờ cúng Tổ tiên cũng sử dụng lịch âm để tính ngày và thực hiện theo các nghi lễ thờ cúng cơ bản sau:

Mâm cơm cúng lễ

Thực ra, mâm cơm thờ cúng Tổ tiên sẽ tùy thuộc mỗi vùng miền, các món ăn chính sẽ là những món mà ông bà Tổ tiên, hoặc những người đã khuất thích, cũng có thể là các món ăn quen thuộc, đặc sản địa phương. Chẳng hạn như:

  • Mâm cơm cúng mặn: Xôi, nem, chả lụa, miến, rau xào, thịt lợn, gà luộc

  • Mâm cơm cúng chay: Hoa quả, xôi chè, hoặc các món chay giả mặn,...

Ngoài chuẩn bị cơm cúng tươm tất, bạn cũng sẽ cần chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết khi cúng lễ Tổ tiên bao gồm nến, hương, rượu, chè, hoa tươi, trái cây,... 

Mâm cơm cúng lễ

Nghi thức thắp hương

Khi thắp hương thờ cúng gia tiên, số nén hương bao giờ cũng đi theo số lẻ 1, 3, 5,.. thay vì các số chẵn 2, 4, 6,... Điều này là bởi, người xưa thường quan niệm số lẻ là “dương”, phù hợp với việc người dương thắp hương cho người âm (ông bà, Tổ tiên).

Hương thắp thờ cúng chủ yếu là loại hương thẳng, gồm chân hưởng và thân hương, hoặc cũng có thể sử dụng hương vòng. Khi thắp hương bạn cũng nên lưu ý, tránh việc cắm hương bị nghiêng, méo, hoặc siêu đổ khiến đóm lửa giữa các nén hương không đều nhau, làm hương dễ bị tắt, tàn hương rơi rớt ra ngoài và ảnh hưởng đến lễ vật xung quanh, thậm chí có thể gây ra hỏa hoạn.

Bài cúng Tổ tiên chuẩn nhất

Theo phong tục xa xưa của người Việt, người đàn ông lớn tuổi nhất trong nhà sẽ là người đại diện cúng bái, xưng tên, tuổi và địa chỉ đầy đủ. Tiếp đó, tiến hành cúng lễ theo thứ tự cụ thể sau:

1- Tạ ơn: Lời khấn tạ ơn sẽ bao gồm tạ ơn Trời Đất, các vị Chư Phật, các bậc Tiên đế Đại Vương, ông bà Tổ tiên,... đã mang đến cho gia đình cuộc sống bình an, yên vui và hạnh phúc như hôm nay.

2- Sám hối: Sám hối tất cả những tội lỗi chúng con gây ra trong năm nay “tham - sân - si” và mong được các chư vị đại xá bỏ qua.

3- Nguyện ước: Cầu cho gia đạo an yên, mọi sự tốt lành. Tất cả các thành viên trong gia đình luôn có sức khoẻ tốt, con cháu hưởng phú quý, điềm lành đến điềm dữ đi, công việc hanh thông và gặp nhiều may mắn.

4- Hứa hẹn: Chúng con sẽ cố gắng tu học chữ Đạo, rạng danh Tổ tiên. Làm thiện tích đức, giúp dòng họ được giải nghiệp, tạo phúc đức cho con cháu về sau.

5- Xin: Thắp hương dâng lễ và khấn xin ước muốn cho bản thân và các thành viên trong gia đình.

Bài cúng Tổ tiên chuẩn

Những lưu ý quan trọng trong cách thờ cúng Tổ tiên

Người Việt luôn quan niệm rằng việc thờ cúng Tổ tiên là nghi thức rất quan trọng để bày tỏ lòng thành kính và biết ơn sâu sắc của con cháu với đấng bề trên. Bởi vậy, khi thực hiện các nghi lễ và hoạt động thờ cúng, bạn sẽ cần đặc biệt chú ý những vấn đề quan trọng sau:

1- Vị trí và hướng đặt bàn thờ

Là yếu tố đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng lớn đến phong thủy và tài vận của gia chủ. Thông thường, hướng nhà theo đạo Phật sẽ là hướng Nam - nơi của bát nhã, trí tuệ, sở hữu sinh lực tràn trề và tràn đầy dương khí. Một số trường hợp khác, hướng bàn thờ cũng có thể là hướng Tây - hướng này được nhận định là phù hợp với sự đối đãi của âm dương, nghĩa là được đấng Thần linh an toạ, tạo phước lành, sự yên ổn để phát triển.

2- Cách bày biện, sắm sửa lễ vật thờ cúng

Việc sắp xếp, bày trí các lễ vật, đồ cúng trên bàn thờ cần được thực hiện một cách tỉ mỉ, cẩn thận sao cho gọn gàng và hợp phong thủy bàn thờ. Tùy từng vùng miền, các sắp lễ cũng có đôi chút khác biệt, nhưng cơ bản vẫn gồm những vấn đề sau:

  • Đỉnh đồng (nếu có): Đặt ở trung tâm, sau bát hương chính.

  • Nến, đèn dầu: Đặt ở 2 bên của 2 bát hương phụ (2 cây đèn dầu hoặc 2 ngọn nến thơm)

  • Lọ hoa: Đặt 2 bên bàn thờ.

  • Mâm ngũ quả: Đặt phía trước bát hương.

  • Chén rượu, ly nước: Đặt song song (hoặc ngang hàng) mâm ngũ quả.

  • Lễ vật  cúng khác: Bánh kẹo, mứt trái, vàng mã, bình rượu bày trí xung quanh tạo sự cân đối trên bàn thờ.

  • Mâm cỗ cúng gia tiên: Món ăn chính, phụ bày biện chu đáo, thuận tiện cho việc thắp hương cúng lễ trên bàn thờ.

3- Nghi thức thờ cúng Tổ tiên

Trước khi tiến hành cúng bái, gia chủ sẽ cần đốt nến, thắp hương trầm và khấn vái. Nghi thức này sẽ được thực hiện lần lượt theo vai vế trong nhà, từ già đến trẻ, nghi thức trang nghiêm, tôn trọng, thể hiện lòng thành kính với những người đã khuất. Tiếp đó, gia chủ đọc bài văn khấn cầu xin ý nguyện và chắp tay vái lạy.

Những lưu ý quan trọng trong cách thờ cúng Tổ tiên

Lưu ý: Không gian thờ cúng Tổ tiên cũng có một ý nghĩa rất quan trọng, sự thiêng liêng, ấm cúng và thanh tịnh khi thực hiện nghi lễ giúp kết nối nguyện ý, sự thành tâm và lòng thành kính của con cháu với người đã khuất. Bởi vậy, mọi người cũng tìm hiểu rất kỹ về hương cúng, hương không chỉ đạt chuẩn về mùi hương, ít khói, mà còn là sản phẩm tự nhiên, an toàn cho sức khỏe.

Hương trầm hương chuẩn là phải được làm từ gỗ trầm thiên nhiên, mùi hương tinh tế, dịu nhẹ của đất trời đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn mà mọi người tìm kiếm. Vậy thắp hương trầm mang ý nghĩa gì trong thờ cúng tổ tiên? Khi đốt, khói hương trầm tỏa nhẹ, thư thái và dễ chịu trong không gian, đặc biệt nhất là hương trầm có linh khí tốt - có ý nghĩa cầu mong người bên trên phù hộ cho con cháu, gia đình một cuộc sống bình an, ấm no và hạnh phúc. 

Để đặt mua hương trầm chuẩn, 100% thiên nhiên, không tạp chất, hương liệu độc hại, bạn truy cập trực tiếp ở Website Cung Trầm Gallery hoặc gọi và nhắn trực tiếp tới Hotline: 08767.33333 để nhận được sự tư vấn chu đáo, tận tình nhất của đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp tại cửa hàng.

Tổng kết

Cuối cùng, Thờ cúng Tổ tiên là một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt, là cách tưởng nhớ đến công ơn sinh thành, nuôi dưỡng của ông bà, Tổ tiên. Và đó cũng là lý do “tại sao phải thờ cúng Tổ tiên” mà Cung Trầm Gallery muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng, bạn sẽ biết được cách thờ cúng Tổ tiên chính xác, và nếu còn bất cứ thắc mắc gì, hãy để lại lời nhắc ở phần bình luận bên dưới cho chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.

 

------------------

CUNG TRẦM GALLERY BY TRẦM THIỆN TÂM - TINH HOA TRẦM VIỆT

🌏 Hotline: 08767.33333 | 0877.999.666

🌏 Website: tinhhoatramviet.com

📧 Email: info@tramthientam.com.vn

🏠Địa chỉ: Lô TT02-15, KĐT HD Mon, Nam Từ Liêm, Hà Nội

⏰ Giờ mở cửa: 8h00 - 22h00

Đang xem: Tại sao phải thờ cúng Tổ tiên? | Ý Nghĩa, Nghi Thức, Bài Cúng

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng
article