Tết Hạ Nguyên là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa của lễ mừng lúa mới

Tết Hạ Nguyên là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa của lễ mừng lúa mới

Tết Hạ Nguyên đã tồn tại và phát triển trong tâm thức người Việt từ xa xưa, là một trong 3 bộ Tết Thượng nguyên (rằm tháng Giêng), Tết Trung Nguyên (rằm tháng Bảy) và Tết Hạ Nguyên (rằm tháng Mười) trong năm. Vậy Tết Hạ Nguyên là Tết gì? Ngày lễ Tết Hạ Nguyên có ý nghĩa như thế nào? Bạn hãy cùng Cung Trầm Gallery tìm hiểu và khám phá chi tiết qua bài viết dưới đây.

Tết Hạ Nguyên là gì? 

Tết Hạ Nguyên (hay còn gọi là Lễ mừng lúa mới) là dịp lễ đặc biệt diễn ra vào ngày rằm tháng Mười hàng năm, tức 15/10 Âm lịch để người dân bày tỏ sự biết ơn với trời đất vì đã ban tặng một mùa lúa mới bội thu. 

Ngày lễ này, người dân thường sẽ tiến hành cúng lễ, bày biện những mâm cỗ sang trọng, linh đình, và tất nhiên là không thể thiếu “gạo nếp lúa mới” nhằm thể hiện sự hiếu thảo, biết ơn với ông bà, Tổ tiên, cũng như cầu an cho tất cả mọi người trong gia đình và cầu siêu cho những người đã khuất. Bên cạnh đó còn cầu cho các năm sau mưa thuận gió hòa, giúp người dân vượt qua được khó khăn, điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên trong mùa lúa mới tiếp theo.

Tết Hạ Nguyên là gì

Nguồn gốc Tết Hạ Nguyên (Tết mừng lúa mới)

Xưa kia, người Việt một năm chỉ trồng một vụ lúa, khi gió bấc bắt đầu thổi, thời tiết se lạnh cũng là lúc lúa sớm trổ bông. Và đến đầu tháng Mười (âm lịch) sẽ là lúc gặt lúa về, người dân thu hoạch thóc lúa đủ đầy và làm lễ Tết mừng lúa mới tại Thần Nông - vị thần cai quản trong nông nghiệp cùng các đấng Thần linh, ông bà, Tổ tiên vì một mùa lúa bội thu.

Ngoài ra, theo các tài liệu về phong tục tập quán dân gian, ngày 10/10 âm lịch hàng năm sẽ là ngày Thiên đình sẽ cử thần Tam Thanh xuống hạ giới để thị sát, xem xét việc làm tốt xấu ở nhân gian và về tâu với Ngọc Hoàng để ban thưởng, xử phạt. Bởi vậy, trong Tết Hạ Nguyên, ông bà cha mẹ sẽ luôn răn dạy con cái phải nhớ làm việc tốt, việc thiện lành và từ bỏ những điều xấu xa.

Vậy nên, sau khi lúa vụ tháng Tám đã gặt xong, công việc đồng áng thư thả, lúa đã đầy bồ, rơm rạ chất đống khô ráo, tươm tất, mọi người sẽ nghĩ ngay đến ơn nghĩa trời đất đã cho mưa thuận gió hòa, thời tiết thuận lợi để mùa màng bội thu. Tùy theo phong tục, tập quán ở từng địa phương, thóc lúa chín sau khi thu hoạch sẽ được chế biến thành các món ăn truyền thống như xôi, chè, bánh trái, bánh gạo, bánh nếp,.... để dâng hương, cúng lễ trời đất. Năm nào mùa màng càng tốt, lúa mới càng bội thu, thì năm ấy ăn Tết càng to, có khi kéo dài mấy tháng trời.

Nguồn gốc Tết Hạ Nguyên (Tết mừng lúa mới)

Ý nghĩa ngày Tết Hạ Nguyên

Tết Hạ Nguyên là ngày Lễ cổ truyền quan trọng và không thể thiếu trong văn hóa truyền thống của người Việt. Vậy nên, mọi hoạt động trong ngày lễ đặc biệt này cũng mang đến nhiều ý nghĩa tốt đẹp như:

Cầu an, cầu siêu cho người thân

Tết lúa mới, mọi người đều gác lại những công việc còn dang dở, tổ chức cầu siêu cho nhân thân đã khuất, hy vọng người mất có thể buông bỏ chấp niệm, sớm siêu thoát và luân hồi chuyển thế. Mọi người cũng sẽ cùng cầu an, sức khỏe cho ông bà, cha mẹ và những người thân trong gia đình, tâm hướng Phật, Tổ tiên để nhận được sự che chở của đấng bề trên.

Tưởng nhớ công ơn Tổ tiên, chư Phật

Tết Hạ Nguyên không chỉ được tổ chức theo phong tục, tập quán ở mỗi địa phương, mà còn được lan tỏa ở từng mái chùa. Tuy hình thức ở chùa có phần đơn giản hơn, nhưng nội dung vẫn in đậm màu sắc tâm linh, nhắc nhở Phật tử hãy nhớ công ơn Tổ tiên, chư vị Phật Tổ, Bồ Tát. Vậy nên, vào ngày này, mọi người cũng thường hay đến chùa để tạ ơn thần linh, bày tỏ sự kính trọng, biết ơn và cầu phúc gia đình, bạn bè.

Hướng con người đến điều thiện lành

Ngày Tết lúa mới (rằm tháng Mười), mọi người cũng tự hứa với lòng, noi gương đức Phật, thực thi nếp sống thanh tịnh, an yên và hướng thiện. Điều này cũng được thể hiện rất rõ khi các gia đình dâng hương cúng lễ, bày biện cỗ bạn để tưởng nhớ đến công ơn của ông bà, Tổ tiên, các bậc tiền nhân.

Ý nghĩa ngày Tết Hạ Nguyên

Một số hoạt động đặc biệt tổ chức trong lễ Tết Hạ Nguyên

Ngày Tết Hạ Nguyên (hay còn được gọi là rằm tháng Mười) đã trở thành ngày hội tôn vinh những giá trị văn hóa, cốt lõi tinh thần của cội nguồn dân tộc, thể hiện khát vọng được sống an lành, tâm hướng thiện, không làm những điều sai trái. Bởi vậy, trong ngày lễ ý nghĩa này, mọi người thường tổ chức các hoạt động đặc biệt như:

Thắp hương dâng lễ Tổ tiên

Không gì ý nghĩa hơn bằng thành quả, công sức lao động của chính mình. Trong dịp này, con cháu sẽ dâng lên ông bà, Tổ tiên những vật phẩm là gạo nếp lúa mới, hương hoa, đèn nến cùng mâm lễ cúng đủ đầy, trọn vẹn để bày tỏ lòng biết ơn đối với họ về mùa lúa mới bội thu, cuộc sống no đủ.  

*Điểm đáng chú ý: Nén hương đã đi vào đời sống văn hóa, tín ngưỡng của người Việt như một nét đẹp truyền thống, thiêng liêng và thanh tịnh. Ngày Tết Hạ Nguyên, nên thắp nén hương trầm không chỉ bày tỏ lòng thành kính, sự biết ơn với ông bà, Tổ tiên, mà còn tạo không khí ấm áp, nhịp cầu nối vô hình giữa thế giới hiện tại và tâm linh, cầu mong thần linh vì đã phù trợ cho một mùa lúa mới bội thu.

Thắp hương dâng lễ Tổ tiên

Cúng dường Tam Bảo

Tất cả mọi người, đặc biệt là các Phật tử đều nhớ ơn đức dường Tam Bảo (Phật - Pháp - Tăng), nhờ có giáo lý của Ngài để lại mà con cháu mới biết được chân lý thiện - ác, sống chân thật và hướng đến những giá trị tốt đẹp. Do đó, trong ngày Tết lúa mới, mọi người cũng sẽ cùng nhau mua các vật phẩm cúng dường đến chùa để thắp hương và cầu nguyện bình an, hy vọng vạn sự tốt lành sẽ đến với gia đình.

Biếu quà người thân

Một mùa vụ bội thu, thóc lúa đủ đầy, người nông dân cũng muốn san sẻ chút thành quả, nỗ lực của mình gửi đến bạn bè, người thân. Gạo nếp lúa mới, hoặc những món quà đặc sản giao mùa Thu Đông sẽ là lựa chọn hoàn hảo, bày tỏ sự nhớ ơn, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, các bậc tôn kính, cũng như san sẻ yêu thương cùng người thân, bạn bè.

Tổng kết

Tóm lại, Tết Hạ Nguyên là một ngày lễ lớn có nhiều ý nghĩa và giá trị sâu sắc, một nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người Việt. Và cũng hy vọng rằng, những chia sẻ thú vị trong bài viết trên của Cung Trầm Gallery sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Tết Hạ Nguyên, nguồn gốc, ý nghĩa cũng như giá trị tâm linh, từ đó có được nhận định tổng quan nhất về ngày lễ đặc biệt này. Nếu bạn đang có ý định tìm mua những vật phẩm cúng dường, hoặc nhang trầm hương thì hãy đến ngay Cung Trầm ở Địa chỉ: Lô TT02-15, KĐT HD Mon, Nam Từ Liêm, Hà Nội ngay nhé.

------------------

CUNG TRẦM GALLERY BY TRẦM THIỆN TÂM - TINH HOA TRẦM VIỆT

🌏 Hotline: 08767.33333 | 0877.999.666

🌏 Website: tinhhoatramviet.com

📧 Email: info@tramthientam.com.vn

🏠Địa chỉ: Lô TT02-15, KĐT HD Mon, Nam Từ Liêm, Hà Nội

⏰ Giờ mở cửa: 8h00 - 22h00

Đang xem: Tết Hạ Nguyên là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa của lễ mừng lúa mới

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng
article